Dựa vào đâu để định giá chi phí thiết kế website
Chi phí thiết kế website không có “giá trần”, “giá sàn”
Về cơ bản, một website được cấu thành từ một số thành phần cơ bản như: giao diện, logo, thanh menu và các mục con, tên miền, máy chủ hosting… và nội dung. Và cho dù cho thể loại và mục đích của từng trang có thay đổi, hầu hết các website đều chứa những thành phần cơ bản này.
Từng thành phần trên được quy định giá trị riêng của nó dựa trên công sức và thời gian mà các lập trình viên bỏ ra khi phát triển. Tuy nhiên, cũng với từng thành phần đó, chi phí tạo website có thể tăng lên nếu người dùng muốn chúng phức tạp và có nhiều tính năng cao cấp hơn.
Một số website đặc thù sẽ không chỉ bao gồm những thành phần cơ bản như vậy mà còn cần những tính năng cao cấp hơn nữa để có thể hoạt động như ý muốn. Tuy nhiên, đôi khi bạn không cần thêm tính năng cao cấp, mà chỉ muốn những thành phần cơ bản trở nên phức tạp và mạnh mẽ hơn. Trong cả hai trường hợp, người phát triển website sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn và bạn tất nhiên sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc phát triển website.
Ngoài ra, nhiều tính năng có thể được thêm bớt trong quá trình phát triển để thành phẩm cuối cùng đạt được hiệu quả, mục đích như mong muốn của chủ sở hữu.
Chưa kể, có nhiều khía cạnh và tính năng của website rất tinh tế. Những thứ như hệ thống live-chat nội bộ, thiết kế phông chữ hay sáng tạo nội dung bài viết, thoạt nhìn đều là những thứ dễ làm, chẳng mất bao nhiêu thời gian. Tuy nhiên, cũng như việc con người mất tới 66 năm để phát minh ra chiếc khóa kép zipper, những thứ tưởng như nhỏ nhặt kể trên thực chất lại tốn rất nhiều thời gian và công sức để phát triển.
Chính vì vậy, việc định giá thiết kế website một cách chính xác là rất khó. Việc thiết kế website không có “giá trần”. Thông thường, các dịch vụ thiết kế website chỉ có thể ước lượng và đưa ra mức giá tối thiểu cho từng gói dịch vụ mà thôi. Và dưới đây là những yếu tố chính và quan trọng nhất để cấu thành chi phí lập website trọn gói.
Các yếu tố quyết định giá, chi phí khi thiết kế website
Có rất nhiều thành phần tham gia tạo nên một website, cũng như xác định chi phí xây dựng website. Và như đã nói, thành phần càng phức tạp, cao cấp thì càng tốn nhiều tiền của bạn hơn.
1 – Giao diện của trang web
Giao diện là bộ mặt của một website, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Giao diện website cần được thiết kế một cách thông minh và thu hút để khiến khách ghé thăm ấn tượng và ghi nhớ trong đầu, tạo mối liên hệ giữa giao diện website và thương hiệu của bạn. Chỉ cần nhìn thấy logo, bố cục hay màu sắc của trang web là người dùng có thể ngay lập tức nhận ra bạn.
Chi phí thiết kế giao diện không có định.
Và như vậy thương hiệu của bạn đã có một chỗ đứng trong thị trường, trong trí nhớ người tiêu dùng. Nhờ vậy mà các chiến lược tiếp cận, marketing hay giữ chân khách hàng đều có nhiều hiệu quả hơn.
Hơn nữa, giao diện website bắt mắt và thông minh có thể tạo ấn tượng lôi kéo khách ghé thăm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho bạn.
Thiết kế giao diện website có hai hướng,
- Một, là thiết kế dựa trên những mẫu website có sẵn tùy theo thể loại trang
- Hai, là tự xây dựng giao diện website và phong cách riêng.
Cách thứ nhất phổ biến hơn và tất nhiên là cũng tiết kiệm hơn. Dù là đi theo mẫu website có sẵn nhưng không quá rập khuôn, bởi vì với mỗi thể loại, mục đích website khác nhau, bạn sẽ có hàng chục mẫu giao diện khác nhau. Ngoài ra, website của bạn vẫn sẽ có logo riêng, màu sắc có thể được đổi lại phù hợp với logo có sẵn hoặc màu ưa thích của bạn.
Ngược lại, cách thứ hai tốn của bạn nhiều chi phí và thời gian hơn. Bởi vì xây dựng giao diện độc quyền cho mỗi khách hàng đòi hỏi nhiều chất xám và công sức của các lập trình viên và các designer hơn.
2 – Chi phí cho Tên miền và hosting
Tên miền và hosting cũng là 2 thành phần vô cùng cơ bản của một website. Chúng đóng góp không nhỏ vào việc xác định chi phí thiết kế website, nhất là đối với những thương hiệu hay doanh nghiệp lớn.
Tên miền là địa chỉ của website, là “số nhà” của bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có một cái tên tầm thường, không có gì đáng nhớ thì sẽ lạc lõng giữa hàng triệu những biển tên khác trên đại lộ Internet mênh mông.
Vì vậy, bạn cần có một tên miền website có khả năng định vị thương hiệu, chủ động dẫn dắt người dùng đến với trang web của mình. Tức là, tên miền của bạn cần phải súc tích, người dùng có thể dễ dàng đoán được mục đích và nội dung chính của website, nhưng đồng thời cũng phải độc đáo, ấn tượng và thú vị.
Bạn có thể làm được những điều đó bằng cách lựa chọn những cách đặt tên thông minh, sử dụng các kiểu chơi chữ và đặc biệt là các xu hướng từ khóa. Bạn cũng cần tận dụng đuôi tên miền, sử dụng những đuôi đặc biệt, có tính cá nhân hóa cao như .media, .blog hay .tech.
Nếu bạn muốn tên miền website của mình đạt hiệu quả định vị thương hiệu tốt, bạn có thể nhờ sự tư vấn của dịch vụ thiết kế website. Và tất nhiên chi phí Domain – mua tên miền mà bạn chọn thường sẽ rất rẻ, trừ khi bạn chọn những tên miền có trùng thương hiệu nổi tiếng hoặc những tên miền đặc biệt.
3 – Chi phí cho máy chủ hosting
Máy chủ hosting là những thiết bị chịu trách nhiệm vận hành website và lưu trữ mọi dữ liệu website của bạn. Bất cứ tương tác nào của khách ghé thăm đều có tác động lên máy chủ hosting, ví dụ như khi họ chuyển sang các mục menu khác, tra cứu sản phẩm bằng thanh tìm kiếm hay gọi hỗ trợ trong cửa sổ live-chat.
Chi phí thuê hosting lưu trữ website
Vì lý do đó, sức tải của máy chủ hosting phải tỷ lệ thuận với quy mô của website. Website càng có nhiều nội dung, nhiều chức năng thì bộ nhớ, tốc độ xử lý và băng thông của máy chủ cũng phải được nâng cao lên. Đăc biệt trong bối cảnh ngày nay khi hầu hết các website đều không chỉ chứa các nội dung tĩnh mà hoạt động như một ứng dụng web phức tạp và mạnh mẽ, yêu cầu về cấu hình máy chủ hosting lại càng dữ dội hơn nữa.
Và khi cấu hình máy chủ hosting cao hơn thì việc bảo trì, sửa chữa cũng phức tạp và tốn kém hơn.
Trong những website có quy mô lớn, chi phí dành cho máy chủ hosting có thể chiếm 30-40% chi phí thiết kế website, đặc biệt là chi phí bảo trì máy chủ. Vì vậy, đây là một yếu tố phải cân nhắc khi định giá thiết kế website.
4 – Các tính năng cơ bản của 1 website
Các tính năng cơ bản của một website không nhiều và thường được thiết kế theo các module. Các lập trình viên có thể sử dụng những module này để nhanh chóng tạo ra hoặc thêm các tính năng cơ bản cho trang web của bạn một cách nhanh chóng.
Một số module cơ bản có thể kể đến như: module trang chủ, landing page, trang tin tức, form (biểu mẫu) hỗ trợ, trang tuyển dụng, trang about (“Về chúng tôi”), thanh menu hoặc thanh tìm kiếm, v.v…
Việc áp dụng các module cơ bản này thường không mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là khi bạn sử dụng những giao diện mẫu có sẵn.
5 – Nội dung – content cần nhập liệu
Trên thực tế, nội dung là một phần cực kỳ quan trọng của thiết kế website. Nội dung không chỉ là những bài viết, mà còn là các dòng chữ banner, các câu khẩu hiệu, trang about (“Về chúng tôi”), dòng giới thiệu, miêu tả sản phẩm, công ty hay thương hiệu…
Chi phí nhập content – nội dung cho website.
Nếu không có nội dung thì website không để đưa vào vận hành được. Nội dung, đặc biệt là các bài viết, phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm – SEO – để website có thể xuất hiện trên trang nhất kết quả tra cứu. Ngoài ra, nội dung cần được đồng bộ với thiết kế để không làm hỏng giao diện đã làm sẵn.
Và thường thì để tiết kiệm thời gian, nội dung phải được sáng tạo song song với quá trình xây dựng website, để khi hoàn thành có thể cho ra mắt ngay lập tức.
Vì vậy, nội dung cũng là một thành phần định giá chi phí lập website, thường được thực hiện luôn bởi những dịch vụ thiết kế website. Sau khi ra mắt trang web thì bạn có thể không cần nhờ đến dịch vụ này nữa mà có thể tự mình làm hoặc thuê đội ngũ sáng tạo nội dung riêng.
Giá của phần nội dung và các bài viết thường được tính theo bài hoặc theo trang, và bạn có thể quy định số trang bạn cần. Thông thường khi một website đi vào hoạt động cần có sẵn tối thiểu 10 bài viết, nhưng nếu quy mô lớn hơn, nhiều chủ đề hơn bạn có theerp hải cần 20-30 bài viết khác nhau.
Chi phí sáng tạo nội dung biến động khá lớn tùy theo nhu cầu của bạn. Đôi khi, nhu cầu của bạn chỉ là nội dung website và các bài viết phải được điểm SEO cao để thu hút nhiều lượt truy cập (traffic). Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu hóa nội dung (content SEO) để thực sự hữu ích cho độc giả và xây dựng thương hiệu vững chắc, bạn sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho các bài viết.
6 – Các tính năng nâng cao với các website đặc biệt
Như đã nói, một số loại website sẽ cần phải có những tính năng cao cấp, tính năng không phổ biến ở các trang web bình thường. Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí thiết kế website. Vì vậy trước khi thiết kế web, bạn nên nhận sự tư vấn từ công ty lập trình web chuyên nghiệp để cân nhắc xem thực sự những tính năng mà bạn muốn có thực sự cần thiết không hay có thể thay thế bằng những cách khác giá thấp mà hiệu quả hơn.
Các tính năng nâng cao cho website.
Vì nhiều khách hàng khi đến với Mona Media nghĩ ra tính năng mà họ muốn, nhưng trên phương diện lập trình thì tính năng đó tốn nhiều chất xám cũng như công sức của lập trình viên chứ không hề đơn giản như những điều mà khách nghĩ. Vì vậy, bạn phải luôn nhớ rằng các công ty chuyên nghiêp hiểu về website hơn bất kỳ ai, họ luôn có những phương án tối ưu hơn cho bạn thay vì đâm đầu vào làm 1 tính năng không thực sự cần thiết mà lại tốn kém.
– Các website có thanh toán trực tuyến
Trong thời đại 4.0, thanh toán trực tuyến dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến cho nhiều website để có thể phục vụ một cách thuận tiện nhất cho khách hàng. Không chỉ riêng những chợ thương mại điện tử, giờ đây các shop bán hàng online, website dạy học trực tuyến… cũng cho phép khách hàng trả tiền qua internet.
Các website có chức năng thanh toán trực tuyến thường bao gồm một bộ chức năng phổ biến để hoạt động một cách hiệu quả nhất
- Cổng thanh toán. Cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, thẻ MasterCard, tín dụng…
- Hệ thống đăng nhập, quản lý tài khoản, đơn hàng. Cho phép khách hàng tạo tài khoản và quản lý thông tin cá nhân, thông tin đơn hàng, liên hệ hỗ trợ hoặc hủy đơn hàng.
- Giỏ hàng. Thuận tiện khi mua sắm trực tuyến, có thể thêm bớt sản phẩm và xem số tiền cuối cùng phải trả.
- Định vị, bản đồ và chỉ đường. Xác định vị trí khách hàng để tính phí vận chuyển; tìm đường đi từ vị trí hiện tại của khách đến chi nhánh cửa hàng gần nhất.
- Gợi ý sản phẩm. Kích thích nhu cầu mua sắm, tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách gợi ý những sản phẩm bán chạy, được mua nhiều nhất trong ngày/tuần/tháng.
- Tính năng booking, đặt dịch vụ: chuyên dùng cho các trang web du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn,…
– Tương tác trực tuyến
Xu hướng được ưa chuộng hiện nay là các website càng có tính tương tác càng tốt. Người dùng ngày nay thích tương tác hơn là “duyệt” một website, nó cho họ trải nghiệm thú vị và sống động hơn.
Một trong những tính năng tương tác trực tuyến phổ biến chính là hệ thống live-chat (trò chuyện trực tuyến). Các cửa sổ chat trực tiếp tự động nhảy lên (pop-up) khi khách ghé thăm trang để hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc cho họ. Đây cũng là phương pháp tiếp thị chủ động và có hiệu quả gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Bên cạnh đó, các tính năng tương tác trực tuyến cao cấp khác cũng được ưa chuộng là gọi video trực tuyến hay livestream.
– Gợi ý cá nhân hóa
Gợi ý cá nhân hóa sử dụng dữ liệu hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra những gợi ý mang tính cá nhân. Những gợi ý này có tính chính xác cao, tức là phù hợp với lứa tuổi, giới tính hay sở thích cá nhân của người dùng. Nhờ vậy, khả năng người dùng tương tác với các sản phẩm được gợi ý sẽ cao hơn.
Gợi ý cá nhân hóa được sử dụng nhiều nhất là ở trong những website TMĐT, gợi ý những sản phẩm mà khách hàng vừa tìm kiếm, vừa xem qua hoặc vừa cho vào giỏ hàng.
Ngoài TMĐT, rất nhiều loại website khác cũng tận dụng tốt gợi ý cá nhân hóa, như trang web đọc tin tức với mục “Có thể bạn quan tâm” hoặc “Bài viết tương tự” chẳng hạn.
– Đa nền tảng
Một tính năng cao cấp và cũng khá tốn kém cho các trang web ngày nay là đa nền tảng. Tức là, dù người dùng truy cập website của bạn từ máy tính hay từ điện thoại thông minh, họ vẫn sẽ có một trải nghiệm đồng bộ và thống nhất.
Giao diện và bố cục web có thể được thay đổi ít nhiều đều phù hợp với nền tảng và kích thước của thiết bị, tuy nhiên vẫn phải giữ đc những nét tương đồng đặc biệt. Nội dung, và đặc biệt là dữ liệu, thì phải được bảo toàn. Điều này càng đặcbiệt quan trọng đối với những website có chức năng đăng nhập và quản lý tài khoản và hoạt động như một ứng dụng web.
– Các tính năng quản lý
Các tính năng quản lý có thể có trong một website bao gồm: quản lý, phân công công việc, quản lý nhân viên và quỹ lương thưởng, quản lý doanh thu, quản lý khách hàng, đơn hàng, booking, quản lý lòng trung thành của khách hàng và quản lý liên lạc nội bộ, v.v…
Muốn biến website thành một nền tảng quản lý hay còn gọi là Web Application có thể xử lý được bộ cơ sở dữ liệu phức tạp hơn bình thường là điều không phải dễ dàng. Bạn cần một đội ngũ thiết kế website có chuyên môn và kinh nghiệm, biết cách xây dựng website hợp lý để hoạt động hiệu quả, ít trục trặc và sự cố.
Ngoài ra, còn có vô số tính năng nâng cao khác có thể được thêm vào tùy theo mục đích sử dụng của chủ website hoặc yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình phát triển trang web.
Chi phí thiết kế website cũng không quá biến động
Vì những tính năng nâng cao trên mà chi phí thiết kế website thường không cố định tại một mức giá nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó cũng không biến động đến mức khó đoán.
Các website thường được phân chia thành mục đích và thể loại khác nhau, như website bán hàng online, website học trực tuyến, website giới thiệu, v.v… Từng nhóm website cần một bộ các tính năng cơ bản giống nhau để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nếu không cần thêm thắt nhiều thứ, giá của các website trong nhóm sẽ xấp xỉ nhau. Một website đi vào hoạt động hiệu quả thông thường sẽ có giá từ 7 triệu – 15 triệu và đặc biệt sẽ không giới hạn số tiền tùy chức năng của người dùng.
Theo Ngọc Phú Media